Blog Nấu ăn gia đình Việt

Chia sẻ cách làm các món ăn ngon đơn giản bổ dưỡng mỗi ngày

Cách khử mùi thịt dê để món ăn thêm ngon miệng

2017-07-24 11:07:04 | 日記
Thịt dê là nguyên liệu nấu ăn được nhiều người yêu thích vì độ mềm, dai và ngọt thịt của nó. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ công thức chế biến món ăn nhưng không biết cách khử mùi tanh của thịt thì món ăn sẽ không còn ngon và hấp dẫn nữa. Với những mẹo nhỏ bên dưới, hy vọng sẽ giúp bạn nấu được món ăn như mong muốn. Cùng học nấu ăn ngay nhé!


Thịt dê phải biết cách chế biến khử mùi tanh thì mới đạt tới độ ngon như mong đợi


Cách khử mùi để dê không bị hôi bạn nên biết

- Nếu bạn muốn làm món thịt dê xào thì cách khử mùi của nó sẽ là: xào thịt dê nhiều lần với nước trà đặc, trà khô hoặc trà xanh đều được, với cách này, bạn sẽ đánh bay mùi tanh và làm thịt thơm giòn hơn. Sau đó xào theo công thức mà bạn có, chắn chắn món ăn sẽ ngon như nhà hàng đấy!

- Nếu bạn muốn ăn thịt dê luộc thì có 3 cách đơn giản như sau: Chần thịt dê với nước sôi có pha rượu trắng, khoảng 3 muỗng canh rượu với 500 ml nước cho nửa kg thịt, rửa qua nước ấm rồi mới luộc chín. Cách khác chính là vẫn chần qua nước sôi, sau đó cho vào nồi luộc với các hương liệu hoa hồi, quế, hồ tiêu. Nếu bạn không có được các hương liệu hồi, quế, tiêu thì bạn có thể dùng các loại lá khá dễ tìm như tía tô, sơn trà, đinh hương, sa nhân, giã nhuyễn cho vào túi lọc để luộc chung với thịt dê.

- Ngoài những cách trên, còn có nhiều mẹo nhỏ khác mà bạn có thể thử như: dùng giấm ngâm, bột cà ri… hoặc ướp táo đỏ, trần bì, hạnh nhân khi nấu..

Website nấu ăn gia đình Hy vọng với những mẹo nhỏ ở trên, bạn sẽ nấu được nhiều món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn. Nếu bạn muốn trở thành một đầu bếp về món dê, bạn cũng có thể học nấu ăn chuyên nghiệp để biết nhiều hơn! Chúc bạn thành công!

Cách nấu canh xương gà hầm hàn quốc cho bé

2017-07-12 09:52:05 | 日記
Món ăn đặc biệt này đang rất hot và được chia sẻ rộng rãi. Nguyên liệu cùng cách thực hiện món canh gà hầm xương không khó nên mẹ hãy làm cho bé ăn nhé. Cùng Nấu ăn gia đình tìm hiểu nhanh công thức này bạn nhé !

Canh xương gà hầm là món ăn biểu tượng tại Hàn Quốc. Với những nguyên liệu hoàn toàn dễ làm, dễ nấu. Nhân sâm được đánh giá cao về lợi ích thuốc của nó, bao gồm tăng cường năng lực và hệ miễn dịch. Trong y khoa, đây là món ăn thuốc có tác dụng phục hồi thành đường ruột sau thời gian rối loạn do sử dụng thuốc kháng sinh. Riêng với trẻ nhỏ thì khi ăn món canh gà này, bạn có thể loại bỏ nhân sâm trong thực đơn nhé.




Cách nấu canh xương gà hầm Hàn Quốc cho bé.

(Nguồn: Internet)


Nguyên liệu chuẩn bị

1 con gà tơ cỡ nhỏ (<1 kg)

4-5 tép tỏi, táo tàu khô, gừng

1 nắm gạo nếp ngon

Muối, tiêu, hành lá

Nếu là thực đơn của người lớn có thể thêm một số nguyên liệu khác như hạt sen, vài lát sâm khô

<strong>Cách làm canh xương gà hầm Hàn Quốc

Bước 1: Sơ chế

- Trước hết, gạo nếp được ngâm trong khoảng 1 giờ cho mềm và nở

- Làm sạch gà, cắt bỏ đầu gà, để lại nguyên phần cổ để giữ phần gạo trong khoang bụng gà. Sau đó làm sạch và thấm khô huyết và nước trong khoang bụng gà.

- Hành lá thái nhỏ trang trí

- 4-5 tép gừng và tỏi thái lát mỏng

Bước 2: Cho vài lát gừng tỏi và gạo nếp đã ngâm trước trong nước vào bên trong khoang bụng gà, buộc túm lại ở phía đuôi hoặc ghim lại bằng tăm nhọn nhé.

Bước 3: Cho gà đã nhồi vào trong nồi, đổ nước sâm sấp trên bề mặt gà để thịt gà được chín đều. Bạn cho thêm gừng, tỏi, táo tàu, nhân sâm, chút muối và hạt sen vào nước. Bật bếp đun trong chừng 20-30 phút và vớt bọt. Sau đó đem bỏ lửa nhỏ đun chín tùy theo kích thước của gà.

Bước 4: Khi đun chín thì nước canh trong. Lúc này bạn mới xắt thêm hành lá và rắc chút hạt tiêu lên bên trên. Thịt gà khi xé ra mềm nhưng không bị nhão thịt.

Đặc biệt với trẻ nhỏ thì bạn có thể vớt bớt nước lèo bên trên mà chỉ lấy nước dùng trong không béo bên dưới. Vì nếu có quá nhiều dầu mỡ bé có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ cần đảm bảo nước dùng có vị ngọt dịu, thanh vị và đặc biệt khi nêm muối cần nêm hợp khẩu vị của trẻ.

Trong thành phần của món xương gà hầm có thêm nhân sâm bổ dưỡng. Một loại thảo dưỡng rất bổ có sức khẻo con người, giúp tăng khả năng miễn dịch và tăng thể lực. Ngoài ra, xương gà hầm nhừ lấy nước rất ngọt, có nhiều dưỡng chất. Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng. Thịt gà là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều protein vô cùng quan trọng cho bé. Thịt gà rất giàu chất sắt và protein. Đó là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ ở độ tuổi ăn dặm. Trong đó, phần ức và lườn gà giàu chất đạm nhất và ít chất béo nên các mẹ hoàn toàn cho bé ăn mà không lo béo phì.

Bên cạnh đó, táo tàu là thảo dược tự nhiên tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ. Công dụng của táo tàu hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong y tế và chế biến dược phẩm.

Trên đây là cách nấu có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn cùng ăn với trẻ nhỏ đang ăn dặm mẹ hoàn toàn có thể hầm xương gà để lấy nước dùng, kết hợp nấu với các món khác cho trẻ. Các mẹ nên tham khảo thêm nhiều món ăn bổ dưỡng để chăm con khỏe mạnh nhé.

Tham khảo thêm : Các loại rau củ tốt cho trẻ dưới 5 tuổi mà bố mẹ cần biết ?

Các loại rau củ tốt cho trẻ dưới 5 tuổi mà bố mẹ cần biết ?

2017-07-05 09:36:12 | 日記

Trong giai đoạn từ 2 cho đến 5 tuổi trung bình mỗi bé sẽ cao thêm từ 5 – 7 cm và tăng 8 – 10 kg. Để đáp ứng tốt cho sự phát triển đó trẻ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.

Rau xanh là nguồn cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ

Ai cũng biết giai đoạn đầu đời từ 1 – 5 tuổi các bé cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để phù hợp với tốc độ phát triển cả về kích thước lẫn trí não. Một trong những loại thức ăn cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho trẻ đến từ thực vật. Tuy vậy không phải ai cũng biết loại rau củ nào thì thật sự tốt cho sự phát triển của trẻ và nhất là không phải bé nào cũng chịu ăn rau. Mặc dù viết vậy, bạn vẫn nên để cho bé nhà mình ăn những loại rau củ sau đây để giúp bé hấp thu các dưỡng chất cần thiết phát triển não bộ cùng với thể trạng.

Các loại rau củ tốt cho trẻ

Biết được nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ hơn, khoa học hơn cũng như sẽ tiết kiệm thời gian, công sức.

1.Hẹ tươi:


Trong hẹ có chứa nhiều axit folic (folate) có vai trò trong quá trình phân chia tế bào. Cung cấp lượng lớn protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, C…tốt cho não bé.

Ăn hẹ giúp xương bé chắc khỏe, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.

2.Rau cải thìa:


Là một loại rau quen thuộc không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Cũng giống như hẹ thành phần trong cải thìa gồm có axit folic, vitamin C giúp phát triển trí não và tăng cường miễn dịch.

3.Cải bó xôi:

Đây hẳn là loại rau siêu dinh dưỡng dành cho bé. Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali.


Cải bó xôi hay còn được gọi là rau chân vịt

4.Cần tây:

Các nhà dinh dưỡng đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid.

5.Cà chua:

Loại quả này cung cấp một lượng lớn protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C…ngoài ra còn có canxi, photpho, kẽm, sắt, iot. Cà chua có tác dụng nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích them ăn và hỗ trợ não phát triển hiệu quả. Thế nên bạn đừng bỏ qua loại quả giàu dinh dưỡng này nhé.


Có thể bỏ hạt xay nhuyễn trộn với cơm, hoặc làm sốt cho bé ăn kèm. Ngoài ra sinh tố cà chua cũng rất tốt cho trẻ đấy

6.Bí ngô:

Không chỉ tốt cho người lớn, bí ngô đặc biệt tốt cho sự phát triển của bé. Là loại quả giàu vitamin và khoáng chất như A, C, B6, magie, photpho, kali, manga. Ngoài ra bí ngô còn chứa rất ít chất béo bão hòa cholesterol.

7.Súp lơ xanh:

Không chỉ cung cấp cho bé một lượng vitamin A, C và canxi cần thiết giúp bé tăng cường đề kháng vào mùa đông. Trong súp lơ xanh còn có chất xơ giúp làm sạch các mảng bám trong thành ruột, hệ tiêu hóa khỏe bé sẽ ăn ngon hơn.
Các chất dinh dưỡng cần thiết vẫn bao gồm: chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất nhưng ở mỗi độ tuổi khác nhau nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.

Dinh dưỡng trẻ em từ 1 - 3 tuổi

Nhu cầu năng lượng lứa tuổi này là 1300kcal/ngày (100 kcal/1 kg cân nặng/ngày). Lượng protein 28g khoảng 2,5-3 g protein/kg cân nặng, protein động vật ở lứa tuổi nên đạt 50% tổng số protein.

Bé có thể ăn từ 4 – 5 bữa mỗi ngày với các loại thức ăn mềm và nên tập dần cho trẻ ăn từng loại thức từ ít đến nhiều, các loại thức ăn hỗn hợp. Một trong những cách giúp trẻ ăn ngon là hạn chế các đồ ăn vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Tạo không khí vui vẻ, thích thú cho trẻ được ăn ngon và thích ăn hơn.

Tuổi từ 3-5 tuổi

Đây là giai đoạn tăng kích thước vẫn còn cao, mỗi năm có thể năm lên khoảng 2 kg và chiều cao trung bình là 7cm. Đây cũng lầ giai đoạn hiếu động, ham thích khám phá của bé vì vậy cần rất nhiều năng lượng để tăng cường thể lực.

Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng để đáp ứng đủ cho trẻ là điều cần thiết

Nhu cầu năng lượng lứa tuổi này là 1600kcal. Lượng protein 36g khoảng 2-2,5 protein/kg cân nặng, protein động vật nên đạt 50% tổng số protein.

Ở lứa tuổi này bạn đã có thể cho bé ăn những loại thức ăn đa dạng và gần với bữa ăn của người lớn. Các loại sữa và chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng, trái cây hoa quả cần được đáp ứng và bổ sung đầy đủ.

Tập cho bé có thói quan dinh dưỡng tốt, tránh các loại đồ ngọt, bánh kẹo trước khi ăn vì vị giác của trẻ mạnh hơn người lớn, đồ ngọt sẽ làm trẻ dịu đói nhanh.

Chỉ cần bạn chú ý một chút, biến hóa một chút trong cách chọn rau củ quả và chế biến, cũng như tìm hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của bé là có thể giúp cho bé phát triển khỏe mạnh, thông minh rồi.

Xem thêm: Óc heo chưng bí đỏ bồi dưỡng cho bé yêu vào ngày cuối tuần